Các giai đoạn phát triển nhận thức ở trẻ nhỏ
Ông bà ta thường có câu nói 'Dạy con từ thuở còn thơ', thực tế cho thấy tính cách của trẻ nhỏ được dần dần hình thành từ lúc chúng mới lọt lòng, những gì chúng thấy, chúng nghe, cảm nhận và khi trẻ nhận thức được mọi thứ xong quanh sẽ dần dần tạo nên tính cách.
Đồng hành cùng với sự phát triển nhận thức là các mốc thời gian biết bò - biết ngồi - biết đứng - biết đi ở trẻ.
Đồng hành cùng với sự phát triển nhận thức là các mốc thời gian biết bò - biết ngồi - biết đứng - biết đi ở trẻ.
THỜI SƠ SINH ĐẾN 1 TUỔI
- Đứa trẻ bắt đầu "Nói chuyện", nhận ra giọng nói và quyến luyến với
người ẵm nó. Bắt đầu nhìn nhận những vật xung quanh.- Ở giai đoạn này, cha mẹ nên thường xuyên nói chuyện, hát và kể chuyện cho bé nghe. Cha mẹ cũng nên bồng ẵm, chăm sóc đứa bé, bày tỏ tình yêu thương đối với bé. Bé sẽ cảm nhận được sự đùm bọc, thân thiết, yêu thương của những người thân trong gia đình.
TỪ 1 ĐẾN 2 TUỔI
- Đây là giai đoạn tương đối khó đối với cha mẹ trong việc chỉnh sửa hành vi của bé.
- Bé bắt chước người lớn, những đứa trẻ bằng tuổi (học chung mẫu giáo) và những đứa lớn tuổi hơn nó.
- Nó nói được những câu ngắn và biết làm những việc theo lời nói của cha mẹ.
- Cha mẹ nên đọc truyện và nói chuyện với đứa bé, chỉ cho bé các bộ phận trong cơ thể và đồ vật trong nhà
- Thỉnh thoảng dẫn bé đi chơi ở những nơi xa nhà, cho bé thấy những cảnh vật mới, phát triển tư duy và sáng tạo hơn, kích thích sự tò mò trong bé.
- Đây cũng là độ tuổi mà bé hay đặt câu hỏi, cha mẹ hãy cố gắng nhẫn nại và giải thích thật rõ ràng cho bé hiểu, đừng la mắng bé.
- Tập cho bé nhận dạng và sắp xếp đồ vật theo màu sắc, hình dạng
- Hỏi thăm bé, gợi mở các câu chuyện để giúp bé nói
TỪ 2 ĐẾN 3 TUỔI
- Đây là độ tuổi bé bắt đầu hiếu động, chạy, nhảy, leo trèo, làm trái lời cha mẹ, tò mò và hay thích đi khám phá những gì mới lạ.
Để giúp bé phát triển cha mẹ nên:
- Hỏi tên, tuổi của con
- Trò chuyện với con
- Đọc truyện cho bé nghe
- Mở nhạc thiếu nhi cho bé nghe
- Dẫn bé đi chơi, khuyến khích bé bắt chước những động tác của người khác
- Dạy bé hát hay đọc những bài hát thiếu nhi, những câu thơ có vần.
- Dạy cho bé tập đếm từ 1-10 và đọc tên các màu sắc.
TỪ 3 ĐẾN 5 TUỔI
- Đây là giai đoạn bé bắt đầu chú ý, tò mò đến những người khác xung quanh gia đình.
- Khi tiếp xúc hằng ngày với đứa bé, cha mẹ và anh chị em những người xung quanh có thể ảnh hưởng đến cá tính của bé sau này.
Cha mẹ nên:
- Đọc truyện và dẫn đứa bé đi thăm thư viện, nhà sách
- Chỉ bé làm những việc vặt, nhẹ nhàng trong nhà
- Trò chuyện với bé, khuyến khích bé đi chơi với những bạn đồng trang lứa
- Dạy cho bé bảng chữ cái và tập đánh vần.
- Dạy bé hát, múa, đọc ca dao, tục ngữ, châm ngôn.
Lưu ý: Trong quá trình phát triển về trí lực và thể lực của bé, các Mẹ nên chú trọng đến việc cung cấp đồ ăn giàu vitamin, kẽm, sắt và canxi cho trẻ. Tránh trường hợp trẻ bị thiếu canxi.
0 comments: