Sốc với mốt nói bậy, chửi thề nơi công sở

Bạn có nói bậy hay chửi thề nơi công sở không? bài viết này chúng tôi muốn đề cập đến vấn đề nói bậy, chửi thề nơi công sở khi mà nó đã trở thành "mốt" trong công sở


Từ nói tăng, nói giảm… để pha trò

Ngoài hai từ nhàm chán để nói về công việc bàn giấy, hai chữ áp lực cũng đổ ập xuống khiến dân công sở vốn khá lành tính bỗng trở nên “dữ dội” trong ngôn từ nhừm xả stress và tạo không khí thoải mái cho môi trường ngột ngạt quanh mình. Những chủ đề được đem ra bàn tán cũng phong phú không kém nhưng tựu trung lại không hẳn chỉ là chuyện tào lao.

“Có thấy em Kiều tiếp tân mới vào không? Giọng nói như hết hơi khiến mình phải kề tai sát em ấy mới nghe được. Mà quần áo ẻm cư là như sương như gió, ngực đùi thì cứ ngồn ngộn lòi ra… Mỗi lần trình sếp ký là ổng muốn banh con mắt… Tui là dân “hai phai” mà lần ào thấy ẻm cũng còn muốn cần nữa là…”.
“Thế đã nhằm nhò gì? Em Liên phòng khách hàng mới là “số dzách” chứ. Ông không thấy cái kiểu hừng hực, hừng hực của ẻm à?”.
“Nhưng mà ghê ghê, gái gú gì mà lông mày tới nách, lông nách dài tới dưới…”.

Đến nói bậy
“Sáng sớm thôi mà làm gì ủ rũ vậy em?”.
“Chắc là tối qua không được chồng “quất” nên ỉu xìu luôn chứ gì?”.

Đó là hai câu mở đầu một ngày làm việc tại văn phòng Công ty truyền thông X của hai anh đồng nghiệp khiến các cô gái trong phòng cười rúc rích. Cho tới giữa trưa thì một cô cầm hợp đồng vừa không được sếp duyệt hậm hực quay về phòng.

“Sếp lại hiếp bà nữa à?” – một cô tò mò quan tâm.
“Chứ còn gì nữa. Mới hôm qua ổng kêu đổi lại ngày, vậy mà hôm nay ngứa háng kêu đổi lại như cũ…”.
"Mốt" nói bậy nơi công sở, Bạn trẻ - Cuộc sống, Chuyen cong so, chuyen tinh yeu, 9x, phu nu, bao phu nu, doc bao phu nu, phunu, gia dinh, bao gia dinh, hanh phuc gia dinh, giadinh, doc bao gia dinh, tam su, tam su tham kin, tinh yeu, truyen tinh yeu, cong so, ma moi, ma cu, dong nghiep
Ai không nói bậy, chửi thề thì bị xếp vào xó và bị liệt vào hạng “cười mót”. (Ảnh minh họa)

Đi kèm theo đó là những từ văng tục khiến cả phòng bất kể nam nữ đều cười phá lên.
Có một thực tế phũ phàng đã được công nhận là những người hay nói bậy thường có một đầu óc thông minh, kiến thức phong phú, khả năng diễn đạt rất trôi chảy và óc hài hước cao. Họ thường là người của bộ phận kinh doanh, hoặc PR, hoặc marketing với phong cách khéo léo về giao tiếp. Họ diễn trò hay đến nỗi những anh chị em ở các bộ phận khác thường hay tìm đến để nghe họ nói nhằm… giảm stress trong công việc của mình.

Thế nhưng, do thói quen thích bóp méo sự việc để thảo mãn cái miệng thích chứng tỏ bản thân và thích làm trung tâm tạo tiếng cười cho cả văn phong mà mọi thứ xung quanh họ đều bị biến dạng và trở nên tiêu cực khi được họ chọn làm đề tài đả kích. Trước mặt khác hàng họ tro ra thân thiện, nhún nhường nhiêu thì khi quay lưng đi họ văng ra biết bao điều ghê tởm, rùng rợn về con người đó.

“Em ráng giúp chị nhé, xong đợt này bên chị thanh toán liền. Không có em thì chị biết nhờ ai bây giờ?”. Thế nhưng vừa cúp điện thoại xuống thì tra nghe một giọng khác cũng của chính nhân vật vừa ngọt ngào khi nãy: “Đ.M nó. Cái thằng lại cái. Đời tao ghét nhất là làm việc với mấy thằng bạn lại cái như mày…”.

“Bình tĩnh, nóng quá coi chừng mất kiểm soát chạy tới hiếp nó thì chết” một anh khác thêm vô để mở màn cho một cuộc văng tục, nói bậy đủ kiểu từ nhiều nguồn với 8,9 nhân sự trong phòng.
“Hiếp nó cũng chẳng bõ công. Người ngợm cứ ẽo à ẽo lợt. Hàng họ chắc cũng oặt ọe như thế. Nhìn là muốn mửa”.

Tình trạng “chửi bậy như hát hay” đã thành thành “mốt” trong các công ty. Ban đầu, tình trạng này chỉ xuất hiện ở một vài đồng nghiệp nam nhưng dần dà các chị em cũng “góp vui”, rồi kể cả một số sếp cũng văng tục chửi thề và nói bậy trong khi kiểm điểm các nhân viên… khiến cho việc chửi bậy, nói bậy càng trở nên “xôm” hơn bao giờ hết. Ai không nói bậy, chửi thề thì bị xếp vào xó và bị liệt vào hạng “cười mót”.

Hậu quả của trào lưu này là tạo ra một môi trường tiêu cực với những sở thích bóp méo sự thật, sẽ tiêm nhiễm vào đầu những ngôn từ vẩn đục tạo thành thói quen xấu.



0 comments: